Chó bị hoảng sợ: dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Chó bị hoảng sợ là hiện tượng cơ thể của chó phản ứng với những tình huống gây nguy hiểm cho chúng. Chó có thể sợ nhiều thứ khác nhau và được biểu hiện rõ ràng qua ngôn ngữ cơ thể hoặc những hành vi bất thường. Vậy làm thế nào để nhận biết chó bị hoảng sợ? Bạn có thể làm gì để giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi? Hãy cùng mình tìm hiểu một số thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây.

Nhận biết chó bị hoảng sợ
Nhận biết chó bị hoảng sợ

Tại sao chó bị hoảng sợ

Tìm hiểu nguyên nhân chó bị hoảng sợ không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng rất hữu ích để có giải pháp khắc phục phù hợp, giúp chó vượt qua nỗi ám ảnh tâm lý để có cuộc sống lành mạnh.

Khi chó tiếp xúc với môi trường mới hoặc chúng được nuôi trong thiếu thốn tình thương của chủ, chó có thể dễ bị kích động hơn so với bình thường. Và chó cũng có thể sợ hãi vì những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ.

Chó bị hoảng sợ khi gặp người lạ
Chó bị hoảng sợ khi gặp người lạ

Một số nguyên nhân phổ biến khiến chó bị hoảng sợ thường gặp như:

Nỗi ám ảnh về âm thanh

Một số con chó thường bị hoảng sợ khi phải đối mặt với những âm thanh lớn như tiếng súng, sấm sét hoặc pháo hoa. Đây có thể là kết quả của yếu tố di truyền khiến một số con chó trở nên nhạy cảm và sợ hãi trước những tiếng động đột ngột.

Chó sợ hãi khi bị chủ bỏ rơi
Chó sợ hãi khi bị chủ bỏ rơi

Lo lắng khi đến phòng khám thú y

Mỗi khi tới phòng khám thú y, những chú chó thường hoảng loạn và sợ hãi khi nhìn thấy kim tiêm. Mặc dù việc khám sức khỏe rất quan trọng nhưng nó thường có thể gây căng thẳng ở chó.

Tình huống sợ hãi

Trong số những tình huống có thể gây hoảng sợ, bị chủ nhà bỏ rơi là một trong những trải nghiệm tiêu cực nhất. Một số con chó mắc hội chứng lo âu khi chủ bỏ đi, gây ra trạng thái căng thẳng và sợ hãi đến tột cùng.

Hoảng loạn khi đến phòng khám thú y
Hoảng loạn khi đến phòng khám thú y

Sợ tiếp xúc với người lạ

Chó cũng có cảm giác sợ hãi khi gặp người lạ. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi chúng vừa trải qua những trải nghiệm đau thương như bị chủ ngược đãi, chủ bỏ rơi,…

Dấu hiệu nhận biết chó bị hoảng sợ

Khi một con chó bị hoảng sợ, không chỉ thể hiện nỗi sợ qua hành vi đơn giản mà còn thông qua những ngôn ngữ cơ thể hoặc những triệu chứng sinh lý không tự chủ được chủ nhân tinh ý nhận ra.

Các dấu hiệu khi chó có những bất ổn về tâm lý thông qua hành vi như: gầm gừ, nhe răng, cắn, rên rỉ, bám dính lấy chủ, nằm thu mình, cụp đuôi, tránh giao tiếp bằng mắt… Bạn cần quan sát kỹ và tìm hiểu những biểu hiện để xác định tình trạng chó gặp phải.

Chó cắn xé đồ đạc khi hoảng sợ
Chó cắn xé đồ đạc khi hoảng sợ

Biểu hiện thường gặp khi chó bị hoảng sợ

Hung hăng và thay đổi tính cách

Khi một con chó bắt đầu có hành động hung hãn, tức giận và sẵn sàng tấn công, đó là dấu hiệu của sự bất an và hoảng sợ. Hành vi này không chỉ nhằm mục đích tự bảo vệ mà còn là cách để chó thể hiện mức độ sợ hãi.

Hành vi rụt rè và né tránh

Chó bị hoảng sợ cũng sẽ tỏ ra rụt rè và né tránh môi trường xung quanh. Chúng có thể tìm một nơi an toàn để ẩn náu, thậm chí có thể ngại tiếp xúc nhiều người, cũng có khi không dám tiếp xúc với chủ nhân. Chúng muốn tạo ra một không gian riêng tư để giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

Tìm nơi ẩn nấp
Tìm nơi ẩn nấp

Biếng ăn

Những thay đổi về mặt tâm lý cũng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của chó. Chúng có thể từ chối thức ăn, thậm chí cả những món ăn yêu thích của chúng.

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa không chỉ do các tác nhân tấn công hệ tiêu hóa gây ra mà còn có thể là kết quả của sự lo lắng, hoảng sợ. Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến bệnh lý tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.

Chó tìm không gian yên tĩnh
Chó tìm không gian yên tĩnh, trở nên biếng ăn

Liếm lòng bàn chân

Liếm lòng bàn chân là cách để chó giữ mình bình tĩnh khi bị căng thẳng. Khi chó hoảng loạn, lòng bàn chân của chúng tiết ra rất nhiều mồ hôi. Việc quan sát cẩn thận có thể giúp bạn xác định các biểu hiện bất thường về tâm lý của chó.

Buồn ngủ

Buồn ngủ, ngáp và ngủ nhiều hơn bình thường là dấu hiệu của buồn bã, mệt mỏi và căng thẳng. Chó có thể che giấu cảm xúc của mình bằng cách “trốn” trong giấc ngủ để tránh những tình huống gây lo lắng. Điều này thách thức người chủ phải hiểu và chăm sóc chó của mình một cách đặc biệt và phải luôn gần gũi với nó.

Chó bị hoảng sợ sẽ trở nên hung dữ, khó gần
Chó bị hoảng sợ sẽ trở nên hung dữ, khó gần

Triệu chứng sinh lý không tự chủ của chó khi hoảng sợ

Những phản ứng cơ thể không thể kiểm soát của chó bị hoảng sợ rất dễ nhận thấy như:

  • Chảy nước dãi.
  • Run sợ.
  • Đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.
  • Thở hổn hển.
  • Đồng tử giãn ra, tròng trắng lộ rõ.
Chủ nhân cần kiên nhẫn giúp chó điều trị và đồng hàng cùng chúng
Chủ nhân cần kiên nhẫn giúp chó điều trị và đồng hàng cùng chúng

Giải pháp giúp chó vượt qua nỗi sợ hãi

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng không kém với sức khỏe thể chất trong suốt cuộc đời của một chú chó. Khi chó đối mặt với cơn hoảng loạn, bạn nên đồng hành cùng chúng và đưa ra giải pháp phù hợp để tránh cho chúng mắc hội chứng ám ảnh kéo dài và giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Phân tích nguyên nhân chó bị hoảng sợ

Trước khi bắt đầu kế hoạch chăm sóc, điều quan trọng là phải phân tích cẩn thận nguyên nhân gây trạng thái hoảng sợ ở chó. Điều này giúp bạn hiểu được nguồn gốc của vấn đề và có những giải pháp hiệu quả giúp chó vượt qua ám ảnh tâm lý.

Ôm ấp, vuốt ve chó nhiều hơn
Ôm ấp, vuốt ve chó nhiều hơn

Tạo khu vực an toàn

Để ngăn chặn nguy cơ hoảng sợ, giúp chó bình tĩnh hơn, hãy tạo môi trường an toàn cho chú chó của bạn. Nếu chó sợ người lạ, bạn có thể cung cấp một không gian yên tĩnh và ít bị làm phiền.

Đối với những chú chó sợ tiếng ồn, việc đóng cửa và bật nhạc nhẹ có thể giúp giảm căng thẳng trong các sự kiện như bắn pháo hoa hoặc sấm sét. Việc thiết lập một khu vực an toàn có thể giúp chó cảm thấy an tâm, đỡ hoảng sợ hơn.

Dắt chó đi dạo mỗi ngày

Các hình thức vận động như dắt chó đi dạo mỗi ngày không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tạo cơ hội cho chúng tiếp xúc với môi trường xung quanh, con người và các động vật khác. Việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài giúp cơ thể chó sản sinh serotonin, một chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng.

Dắt chó đi dạo mỗi ngày để cải thiện tâm trạng chúng
Dắt chó đi dạo mỗi ngày để cải thiện tâm trạng chúng

Vuốt ve và giao tiếp nhiều hơn với chó

Thay vì để chó tập trung vào nỗi sợ hãi, bạn hãy vuốt ve và nói chuyện thường xuyên với chúng để giúp chúng chú ý đến những trạng thái tích cực hơn. Phương pháp này không chỉ giúp chúng quên đi những lo lắng mà còn thắt chặt mối quan hệ giữa chủ và chó.

Dành cho chó sự yêu thương, chăm sóc đặc biệt để chúng nhanh chóng vượt qua nỗi sợ hãi
Dành cho chó sự yêu thương, chăm sóc đặc biệt để chúng nhanh chóng vượt qua nỗi sợ hãi

Xem thêm:

Lời kết

Để giúp chó bị hoảng sợ vượt qua cơn khủng hoảng nhanh nhất đòi hỏi chủ nhân phải thật sự kiên nhẫn và yêu thương, chăm sóc đặc biệt cho chú chó của mình. Đối với những chú chó mắc bệnh ám ảnh tâm lý nặng, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y thăm khám để được hỗ trợ điều trị bằng phương pháp hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *