Chó bị chảy máu mũi: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả

Chó bị chảy máu mũi là một trong những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng khiến chủ nhân lo lắng. Bạn cần phải làm gì khi chó bị chảy máu mũi? Hãy cùng mình tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Chó bị chảy máu cam do đâu?
Chó bị chảy máu mũi do đâu?

Hiểu đúng về bệnh chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi là tình trạng xuất huyết cấp tính ở vòm họng, hốc mũi hay lỗ mũi của chó. Bệnh này xảy ra có thể do bệnh lý di truyền xảy ra ở một vài giống chó nhất định, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hoặc tổn thương trong quá trình vận động, môi trường sống của chó không sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của chó.

Ở nước ta, Rottweiler và German Shepherd là hai giống chó được xác định xảy ra tình trạng chảy máu mũi nhiều nhất. Căn bệnh này cũng thường xuyên gặp ở những giống chó được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam.

Chó mệt mỏi khi bị chảy máu mũi
Chó mệt mỏi khi bị chảy máu mũi

Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là do vi khuẩn E.canis xuất hiện ở nước bọt của ve chó. Khi bị ve cắn, vi khuẩn này theo tuyến nước bọt của ve ký sinh trên da chó và xâm nhập vào bên trong cơ thể của cún cưng. Sau đó, chúng tấn công vào các tế bào nội mô mạch máu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, cơ xương khớp.

Một số nguyên nhân khiến chó bị chảy máu mũi được kể đến như:

  • Chấn thương, va đập mạnh vùng mũi.
  • Mũi chó bị nhiễm nấm Penicillium và Aspergillus Fumigatus.
  • Chó bị sốc nhiệt, say nắng.
  • Chó tự cào liên tục vào vùng mũi khi bị dị ứng hoặc có vật lạ xâm nhập vào mũi khiến các mao mạch mũi bị vỡ.
  • Chó bị ngộ độc gây ra hiện tượng máu khó đông. Thường xảy ra khi chó ăn phải bả chuột, hoặc thịt chuột bị nhiễm độc.
  • Chó mắc các bệnh lý do di truyền từ bố mẹ có tiền sử bệnh như bệnh cao huyết áp, bệnh rối loạn tự miễn, bệnh rối loạn đông máu.
  • Chó bị những căn bệnh nguy hiểm: nhiễm trùng răng miệng, u mũi, xoang mũi, ung thư tủy xương.
Loại bỏ ve chó giúp chúng tránh được tình trạng xuất huyết mũi
Loại bỏ ve chó giúp chúng tránh được tình trạng xuất huyết mũi

Đối với chó bị chảy máu một bên mũi thường có khả năng do dị vật gây kích ứng mũi hoặc bị mắc bệnh cấp tính. Khi chó bị chảy máu hai bên mũi, nguyên nhân chính sẽ do di truyền hoặc chó nhiễm bệnh mãn tính. Nếu chó bị chảy máu mũi do di truyền sẽ vô cùng nguy hiểm vì lượng máu chảy ra rất nhiều và liên tục, máu không đông nên cần cấp cứu và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết

Chó bị chảy máu mũi có những dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết như:

  • Liên tục đưa chân gãi mũi.
  • Nôn, ói, biếng ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, sút cân.
  • Mắt lờ đờ hoặc tụ máu ở nhãn cầu.
  • Mũi chó có hiện tượng máu chảy nhỏ giọt hoặc máu phun thành tia.
  • Chảy mũi nước liên tục, khó thở.
  • Mũi sưng, vùng da quanh mũi bị xước.
  • Chó có những biểu hiện bất thường như co giật, khóc, rên rỉ.
Dấu hiệu nhận biết chó bị chảy máu mũi
Dấu hiệu nhận biết chó bị chảy máu mũi

Phương pháp điều trị hiệu quả chó bị chảy máu mũi

Khi phát hiện chó bị chảy máu mũi, việc đầu tiên là chủ nhân phải thật bình tĩnh và bắt đầu tiến hành sơ cứu theo các bước sau:

  • Giữ cho chó nằm yên trên bề mặt phẳng, ngửa mặt lên, nơi nằm phải khô ráo và sạch sẽ.
  • Dùng túi nước đá hoặc khăn bọc vài viên đá chườm lên sống mũi của chó. Chườm khoảng 5-10 giây, sau đó nhấc ra rồi đợi một lúc lại tiếp tục chườm. Với những chú chó có sống mũi ngắn, bạn có thể chườm lạnh trên trán của chúng. Hành động này giúp làm giảm quá trình chảy máu và máu nhanh đông lại hơn.
  • Liên tục vuốt ve để trấn an chó cưng và cho chó uống vitamin C để giảm lượng máu chảy.
  • Sau khi được cầm máu tạm thời, nhanh chóng đưa chó đến phòng khám thú y để được bác sĩ thăm khám và điều trị bằng phương pháp tốt nhất.

Thông thường, các bác sĩ thú y trước khi điều trị cho chó khi bị chảy máu mũi sẽ đề nghị làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và đưa ra các chẩn đoán chính xác cùng phương pháp điều trị triệt để.

Không nên tự dùng kháng sinh để chữa chảy máu mũi cho chó khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ thú y. Nên sử dụng hút mũi để hút tránh chó nuốt phải quá nhiều cục máu đông. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc cần dự phòng để hỗ trợ sơ cứu tại nhà.

Đưa chó đến ngay phòng khám thú y khi bị chảy máu mũi
Đưa chó đến ngay phòng khám thú y khi bị chảy máu mũi

Làm cách nào để phòng tránh chó bị chảy máu mũi

Để bảo vệ sức khỏe của chó cũng như phòng tránh tình trạng chó bị chảy máu mũi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, dụng cụ ăn uống cho chó mỗi ngày.
  • Tắm rửa đều đặn cho chó và lau sấy khô lông sau tắm giúp chó không bị viêm da.
  • Loại bỏ ve chó, chấy rận trên lông chó.
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với thể trạng của chó, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin C.
  • Cho chó tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin phòng ngừa bệnh nguy hiểm.
  • Tạo cho chó môi trường sống thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh.
  • Loại bỏ các vật gây dị ứng cho chó ra khỏi khu vực sống.
  • Tránh để chó vận động mạnh trong không gian hẹp.
  • Cho chó tham gia các trò chơi vận động và tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng.
  • Huấn luyện chó không ăn thức ăn của người lạ, không ăn bậy.
Giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh chó bị chảy máu mũi
Giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh chó bị chảy máu mũi

Xem thêm: Chó bị sốt và cách hạ sốt nhanh nhất tại nhà.

Lời kết

Chó bị chảy máu cam sẽ khiến chó rất mệt mỏi, uể oải và tinh thần hoảng loạn, huyết áp tăng cao gây nguy hại đến sức khỏe của chúng. Do đó, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu đáng lo ngại nào, bạn hãy chủ động đưa cún cưng đến ngay phòng khám thú y để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *