Chó Chow Chow và những thông tin cần biết

Chó Chow Chow hay còn được gọi là chó sư tử đang được khá nhiều gia đình chọn nuôi làm thú cưng. Chúng sở hữu ngoại hình ấn tượng và tính cách thân thiện, đôi khi tinh nghịch và ương bướng như một đứa trẻ nhỏ. Điều này càng khiến chúng được yêu thích. Nếu bạn muốn sở hữu một chú cún Chow Chow, hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây trước khi chọn cho mình một chú cún ưng ý.

Chó Chow Chow hay còn được gọi là chó sư tử
Chó Chow Chow hay còn được gọi là chó sư tử

Tổng quan về giống chó Chow Chow

Nguồn gốc xuất xứ

Chó Chow Chow là giống cảnh khuyển có nguồn gốc ở Mông Cổ và phía Bắc Trung Quốc từ thời nhà Đường nên chúng còn có tên gọi khác là “Đường Khuyển”. Ngoài ra, chúng còn được gọi với cái tên thân mật hơn là “Tông Sư Khuyển”, nghĩa là “chó sư tử xù”. Đây là một trong số ít giống chó Trung Quốc cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay.

Thuở ban đầu, chó Chow Chow được nuôi để kéo xe, trông coi nhà cửa hay giúp con người đi săn bắt thú. Chúng theo chân các bộ lạc du mục ngao du khắp nơi, rồi di chuyển về phía Nam Trung Quốc và bắt đầu được nuôi phổ biến. Người Trung Quốc tin rằng chó Chow Chow là biểu tượng của sự may mắn, ôn hòa nên họ dùng tượng của chúng đặt trước cổng đình, chùa hay trước cửa cung đình.

Đến năm 1800, chúng được đưa tới Anh Quốc và các nhà lai tạo đã chọn lọc những phẩm chất tốt để nhân giống chúng thành giống chó Chow Chow thuần chủng đáng yêu. Từ đó, chúng trở thành giống chó cảnh thượng lưu tại Vương Quốc Anh.

Năm 1903, giống chó Chow Chow thuần chủng chính thức được Hiệp hội chó Hoa Kỳ (AKC) công nhận.

Chow Chow là giống chó có nguồn gốc từ Trung Quốc
Chow Chow là giống chó có nguồn gốc từ Trung Quốc

Đặc điểm ngoại hình chó Chow Chow

Chó Chow Chow sở hữu chiếc đầu bành to, cơ thể cân đối, hơi tròn trịa. Chiều dài và chiều cao của chúng gần bằng nhau nên thân hình có xu hướng hơi vuông. Lưỡi có màu xanh đen hoặc xanh tím, tứ chi thẳng, to khiến dáng đi của chúng trông khá cứng nhắc.

Đôi tai của chó Chow Chow ngắn củn, hình tam giác nhỏ luôn vểnh lên và thường bị lông che khuất. Trán phẳng, mõm khá lớn và chiếc mũi luôn nhô về phía trước. Đôi mắt của Chow Chow ti hí trông rất dễ thương, ngực rộng, toàn thân cơ bắp và chiếc đuôi xù có độ dài vừa phải buông thõng hoặc vắt trên lưng.

Bộ lông chó Chow Chow dày, xù và mượt, có những màu lông cơ bản như: đen, kem, nâu đỏ, lam kem, nâu vàng, xám. Lớp lông bao quanh cổ rất dày và xòe to trông như chiếc bờm sư tử. Bộ lông của chúng rất dễ rụng, có thể rụng quanh năm hoặc theo mùa.

Khi trưởng thành, những chú chó Chow Chow thuần chủng có kích thước tiêu chuẩn:

  • Chiều cao: từ 45cm-56cm.
  • Cân nặng: từ 20kg-32kg.

Giống chó này có tuổi thọ khá cao, từ 15 năm đến 18 năm nếu được chăm sóc tốt.

Chó Chow Chow có kích thước to lớn khi trưởng thành
Chó Chow Chow có kích thước to lớn khi trưởng thành

Tính cách nổi bật

Chó Chow Chow có những nét tính cách đặc trưng tương đồng với loài mèo. Chúng hơi bướng bỉnh và ưa sạch sẽ, bản tính độc lập và chỉ thích làm theo ý mình. Chúng thích nhận được sự quan tâm và chiều chuộng từ chủ nhân, có xu hướng chỉ công nhận và trung thành với một chủ.

Chow Chow sống rất tình cảm, ngoan ngoãn và biết nghe lời. Chúng e dè với người lạ và có thể trở nên cứng đầu hoặc phản ứng gay gắt khi bị người lạ chọc ghẹo, tấn công. Bản tính đa nghi và cảnh giác cao, đôi mắt nhỏ nên bị hạn chế tầm nhìn, bạn cần tiếp cận với chúng từ phía trước để tạo cho chúng cảm giác an toàn.

Chó Chow Chow rất thông minh, tiếp thu bài học nhanh nhưng đòi hỏi bạn cần kiên nhẫn khi dạy bảo chúng. Chow Chow bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách nuôi dạy của chủ, chúng rất mạnh mẽ và lì lợm, phù hợp với những người chủ có cá tính mạnh. Nên huấn luyện chúng từ khi rất nhỏ khoảng 2 tháng tuổi, dành tình cảm và vui chơi cùng chúng mỗi ngày để chúng hòa đồng và thân thiện hơn.

Chó Chow Chow chỉ trung thành với một chủ
Chó Chow Chow chỉ trung thành với một chủ

Đối với trẻ em, chó Chow Chow cư xử rất dịu dàng và ân cần, luôn tỏ ra dễ thương và thân thiện. Tuy nhiên, cần giám sát khi cho chúng tiếp xúc với trẻ, bởi nếu vô tình trẻ chọc ghẹo chúng quá đà, chúng có thể trở nên khó kiểm soát.

Do bản năng săn mồi mạnh mẽ, chó Chow Chow được khuyến cáo không nuôi chung với các vật nuôi khác trong nhà. Chúng có thể có những hành động gây nguy hiểm cho vật nuôi nếu không được huấn luyện tốt và hòa nhập từ sớm.

Điều kiện sống và tập tính của chó Chow Chow thuần chủng

Chó Chow Chow khá nhạy cảm với khí hậu nóng ẩm của nước ta. Chúng không thích nghi được với môi trường quá nóng. Do đó, nếu nuôi một chú chó Chow Chow, bạn cần cắt tỉa lông của chúng vào mùa hè để cơ thể giảm nóng bức, giúp chúng gọn gàng và mát mẻ hơn.

Chow chow cần được vận động thoải mái ngoài không gian rộng lớn, chúng không thích bị giam giữ quá lâu trong nhà. Mỗi ngày, bạn nên dẫn chúng đi dạo và cho chúng chơi một số trò chơi vận động như bắt bóng, đĩa… để giúp chúng giải phóng năng lượng. Tuy vậy, càng trưởng thành chúng càng trở nên lười biếng, bạn cần thúc giục chúng vận động, không nên quá chiều chuộng sẽ khiến chúng gặp phải những vấn đề không tốt cho sức khỏe và thân hình bị béo phì.

Chó sư tử sở hữu chiếc lưỡi màu xanh tím
Chó sư tử sở hữu chiếc lưỡi màu xanh tím

Cách huấn luyện chó Chow Chow

Chow chow thừa hưởng nhiều đặc điểm của giống chó cổ xưa như trí thông minh, nhanh nhạy, tốc độ linh hoạt và tính độc lập, khá cố chấp. Do đó, để huấn luyện chó Chow Chow đòi hỏi người chủ phải có sự kiên định để đào tạo chúng có kỷ luật và một chút kiên nhẫn để gây dựng lòng trung thành của chúng.

Các bài tập huấn luyện chó Chow Chow nên đi từ dễ đến khó:

  • Bạn đặt cho chúng một cái tên thân mật. Gọi tên của chúng ít nhất 20 lần mỗi ngày để rèn luyện cho chúng phản xạ khi nghe gọi tên.
  • Để ý các dấu hiệu chó Chow Chow cần đi vệ sinh, tập cho chúng đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ.
  • Dùng những câu lệnh ngắn gọn như “bắt tay”, “ngồi”, “đứng”, “sủa”, “im lặng”… và luyện tập cho đến khi chúng hiểu, thực hiện theo mệnh lệnh.
  • Huấn luyện cho chúng không ăn bậy, không ăn thức ăn người lạ cho.
  • Dạy Chow Chow những đồ vật nào không được đụng đến hay không được cắn xé.
  • Huấn luyện chúng chơi các trò chơi vận động: tìm đồ vật theo tên, bắt đĩa, ném bóng, rượt đuổi…
Chow Chow thông minh, khá lười vận động
Chow Chow thông minh, khá lười vận động

Trong quá trình huấn luyện, không nên quát mắng hay đánh Chow Chow mà hãy nhẹ nhàng dạy lại cho chúng hiểu. Đồng thời, khen thưởng khi chúng tập luyện tốt.

Xem thêm: https://chodangyeu.com/cach-day-cho-di-ve-sinh/

Những điều cần lưu ý khi nuôi chó Chow Chow

Để giúp chó Chow Chow phát triển khỏe mạnh và toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, khi chăm sóc bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ ăn uống

Tùy vào từng độ tuổi và giai đoạn của chó Chow Chow để áp dụng những khẩu phần ăn phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein, canxi để giúp chúng phát triển cơ bắp và thể lực.

Giai đoạn chó Chow Chow dưới 2 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn chúng cần được quan tâm đặc biệt đến sức khỏe:

  • Không nên cho chúng ăn thực phẩm sống, các đồ ăn cứng.
  • Nên cho chúng uống sữa ấm, thức ăn đã nấu chín kỹ và xay nhuyễn.
  • Ngâm mềm các loại thực phẩm khô trước khi cho Chow Chow ăn.
  • Bữa ăn được chia nhỏ trong ngày, trung bình từ 4-5 bữa/ngày, không cho chúng ăn quá no.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý phụ thuộc từng giai đoạn phát triển của Chow Chow
Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý phụ thuộc từng giai đoạn phát triển của Chow Chow

Giai đoạn từ 3 tháng – 6 tháng tuổi:

Giai đoạn này cần bổ sung thịt, cá, tôm, trứng và tất cả các loại rau củ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của Chow Chow vẫn chưa được hoàn thiện, chúng rất dễ bị tiêu chảy nên vẫn phải ăn những thực phẩm đã được nấu chín, không ăn thức ăn để qua ngày, thực phẩm sống, thực phẩm chế biến sẵn…

Cơ thể của Chow Chow sẽ phát triển hệ xương khớp và cơ bắp trong giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi nên cần tăng lượng thức ăn trong mỗi bữa và giảm khẩu phần ăn còn 3-4 bữa/ngày.

Giai đoạn Chow Chow trên 6 tháng tuổi:

Giai đoạn trên 6 tháng tuổi, chó Chow Chow được xem là trưởng thành. Lúc này, khẩu phần ăn của chúng nên giảm còn 2-3 bữa/ngày. Cung cấp nhiều thực phẩm chứa protein, canxi, đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin… vào trong mỗi bữa ăn để cơ thể chúng phát triển khỏe mạnh và có bộ lông bóng mượt.

Đồng thời, cho chúng vận động, di dạo mỗi ngày ít nhất 30 phút để rèn luyện sự năng động, nhanh nhẹn của chúng và tránh tình trạng béo phì.

Cần đưa chó sư tử ra ngoài dạo chơi mỗi ngày để tránh bị béo phì
Cần đưa chó sư tử ra ngoài dạo chơi mỗi ngày để tránh bị béo phì

Cách vệ sinh, chăm sóc lông chó Chow Chow

Chow Chow sở hữu bộ lông dày và rụng nhiều, nên chải lông cho chúng 1-2 lần/ngày và duy trì tắm rửa đều đặn 2 lần/tuần bằng các loại sữa tắm chuyên dụng để giữ vệ sinh cơ thể.

Sau khi tắm, lau và sấy khô lông để tránh bị các bệnh về da như bọ chét, nấm mốc, ve chó… Kiểm tra và vệ sinh kỹ tai, mắt, mũi vì các bộ phận này bị lông che khuất nên dễ trở thành nơi cư ngụ của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Tỉa lông cho Chow Chow theo định kỳ để có bộ lông gọn gàng và giúp chúng hạ nhiệt độ cơ thể khi gặp trời nắng nóng.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp

Chó Chow Chow là giống chó có sức khỏe tốt, tuổi thọ khá cao. Tuy nhiên, bản chất lười vận động nên chúng rất dễ mắc một số bệnh sau:

  • Bệnh xoắn dạ dày.
  • Béo phì.
  • Quặm mi mắt.
  • Sưng mí mắt.
  • Loạn sản khung xương hông.

Cần đưa chúng đi tiêm chủng vacxin phòng bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ thú y, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và thăm khám sức khỏe toàn diện mỗi năm/lần để chúng phát triển khỏe mạnh.

Chow Chow có tuổi thọ khá cao
Chow Chow đáng yêu, ngoan ngoãn

Giá bán chó Chow Chow hiện nay

Giống chó này ngày càng được nuôi phổ biến nhưng ít được nhân giống tại Việt Nam nên giá thành khá cao. Mức giá bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ thuẩn chủng, màu sắc lông, sức khỏe, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giới tính, độ tuổi…

Ví dụ: Những chú chó Chow Chow có màu lông phổ biến như đen, trắng, cam, đỏ, socola, vàng kem, nâu nhạt… có giá bán rẻ hơn so với những chú chó có màu lông hiếm. Hay những chú cún được nhập trực tiếp từ Châu Âu, độ thuẩn chủng được đảm bảo sẽ có mức giá rất cao. Hoặc những chú chó có độ tuổi khoảng 2-3 tháng tuổi sẽ có mức giá thấp hơn so với chó Chow Chow trưởng thành.

Mức giá bán chó Chow Chow tham khảo hiện nay:

  • Chow Chow sinh sản tại Việt Nam: giá bán 10 triệu – 20 triệu đồng/con.
  • Chow Chow nhập khẩu từ các trại chó của Thái Lan: giá bán 25 triệu – 35 triệu đồng/con.
  • Chow Chow nhập khẩu từ Trung Quốc: giá bán 50 triệu – 65 triệu đồng/con.
  • Chow Chow nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu: giá bán trên 70 triệu đồng/con.
Giá bán chó chow chow hiện nay khá cao
Giá bán chó chow chow hiện nay khá cao

Lời kết

Chó Chow Chow được xếp vào giống chó có ngoại hình to lớn, trông khá dữ dằn nhưng thực chất chúng rất hiền lành, ngoan ngoãn, chỉ hơi khó gần khi tiếp xúc với người lạ. Chow Chow luôn gắn bó với gia đình và yêu thương tất cả những thành viên trong nhà nên sẽ là người bạn tuyệt vời đồng hành cùng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *