Chó bị co giật: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý dứt điểm tại nhà

Chó bị co giật là hiện tượng khiến chủ nuôi bàng hoàng và cảm thấy bất lực. Kèm theo đó nỗi lo sợ khi chứng kiến thú cưng của mình sùi bọt mép, kêu la, thở dốc, ngã lăn ra sàn, run lẩy bẩy… Bài viết này, mình sẽ chia sẻ những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị dứt điểm hiện tượng chó bị co giật tại nhà để giúp vật nuôi khỏe lại nhanh chóng.

Chó bị co giật và cách xử lý tại nhà
Chó bị co giật và cách xử lý tại nhà

Hiểu đúng về bệnh chó bị co giật

Chó bị co giật là chứng bệnh khiến chú chó bị mất kiểm soát cơ thể, cơ bắp của chúng co lại và giãn ra đột ngột. Thông thường, căn bệnh này khởi phát một hoặc hai lần trong thời gian ngắn rồi tự khỏi, nhưng cũng có thể tái phát lại thường xuyên dẫn đến bệnh động kinh ở chó. Tình trạng co giật kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của chó cưng.

Nguyên nhân chó bị co giật

Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chó bị co giật:

  • Cơ thể chó thiếu canxi, thường gặp ở chó mẹ sau khi sinh.
  • Chó vận động quá mức khiến cơ thể mệt mỏi và sản sinh ra axit lactic gây co giật.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột làm mất cân bằng nhiệt độ cơ thể, kích thích cơ bắp gây co giật.
  • Khi chó vận động mạnh mà chưa có thời gian chuẩn bị, các cơn co cơ sẽ xảy ra rất nhanh và mất kiểm soát.
  • Chấn thương cơ bắp sau một tác động mạnh hoặc va chạm mạnh cũng khiến chó bị co giật.
  • Chó mắc các bệnh lý về thần kinh như bệnh động kinh, bệnh dại,…
  • Các bệnh gây rối loạn chuyển hóa ở chó như bệnh gan, bệnh thận, lượng đường trong máu thấp, cơ thể mất chất điện giải cũng gây nên hiện tượng co giật.
  • Chó bị nhiệm độc cũng gây co giật, các chất kích thích như cà phê, socola, chất chống đông, rượu và thuốc diệt chuột
  • Những triệu chứng bất thường bên trong não bộ của chó khiến chó bị co giật. Chúng được gây ra bởi dị tật não bộ bẩm sinh, viêm não, u não, nhiễm trùng não, chấn thương não, bệnh sốt chó.
Chó sùi bọt mép cũng là dấu hiệu bị co giật
Chó sùi bọt mép cũng là dấu hiệu bị co giật

Dấu hiệu nhận biết chó bị co giật

Dấu hiệu chó bị co giật rất dễ nhận biết do khi não của chúng hoạt động bất bình thường sẽ dẫn đến những hành động mất kiểm soát như:

  • Toàn thân chó run rẩy, hơi thở không đều hoặc khó thở, lưỡi thè ra, bụng thoi thóp, thân nhiệt tăng cao.
  • Cơ bắp chó có dấu hiệu cứng đơ nên đi loạng choạng, mất thăng bằng và ngã lăn ra đất.
  • Chó chảy dãi nhớt, sùi bọt mép.
  • Mắt chó đờ đẫn, có khi chảy nước mắt.
  • Chó kêu rên rỉ hoặc gầm gừ, có khi cáu gắt sủa rất to.
  • Chó không kiểm soát được hành động của mình, mất kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Trường hợp nặng: chó co giật toàn thân rồi bất tỉnh hoàn toàn.

Nhận biết được dấu hiệu chó bị co giật sớm sẽ giúp chủ nhân xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh và bình tĩnh xử lý theo hướng phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của chó.

Quấn chăn ủ ấm nếu thân nhiệt chó tăng cao
Quấn chăn ủ ấm nếu thân nhiệt chó tăng cao

Cách xử lý dứt điểm tình trạng chó bị co giật tại nhà

Để xử lý tình trạng chó bị co giật tại nhà đòi hỏi chủ nhân phải có kiến thức về chứng bệnh co giật và phản ứng nhanh chóng, kịp thời. Hầu hết các cơn co giật không gây đau đớn cho chó nên bạn đừng cố gắng đưa tay vào miệng chó, nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và người thân nếu chú chó không may mắc bệnh dại.

Khi chó bị co giật, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn và đưa chó đến nơi thông thoáng, lót thêm tấm chăn mềm mại.
  • Quan sát kỹ hiện tượng co giật của chó, tính thời gian lên cơn co giật. Thông thường, các cơn co giật kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
  • Loại bỏ những đồ vật gây nguy hiểm xung quanh chó để bảo vệ cơ thể chúng khi co giật mất kiểm soát.
  • Có thể quấn khăn ủ ấm cho chó nếu thân nhiệt tăng cao nhưng không quấn quá chặt.
  • Nếu cơn co giật kết thúc sau một phút, tạo không gian yên tĩnh để chó nghỉ ngơi và hồi phục. Đồng thời cung cấp nước sạch cho chó uống.
  • Nếu cơn co giật kéo dài hơn một phút, hãy liên hệ ngay với phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ điều trị.

Tình trạng chó bị co giật được xem là khẩn cấp và gây nguy hiểm đến tính mạng là khi cơn co giật kéo dài từ 5 phút trở lên, co giật từng cơn, tần suất co giật trên hai lần trong vòng 24 giờ. Bạn cần nhanh chóng đưa chó đến ngay phòng khám thú y và không đợi cơn co giật kết thúc.

Nếu đang đến phòng khám mà cơn co giật của chó kết thúc, hãy giữ chó nằm yên một lúc. Lúc này chó đã qua mức độ nguy hiểm đe dọa tính mạng nhưng vẫn cần được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây co giật.

Đưa chó đến ngay phòng khám thú y nếu tình trạng co giật kéo dài
Đưa chó đến ngay phòng khám thú y nếu tình trạng co giật kéo dài

Cách phòng tránh hiện tượng co giật ở chó

Phòng tránh hiện tượng co giật ở chó rất đơn giản, bạn chỉ cần chăm sóc chó bằng tất cả tình yêu thương kèm theo các yếu tố sau:

  • Đảm bảo chó được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Cho chó vận động hàng ngày ngoài trời để tăng sức đề kháng.
  • Cung cấp môi trường sống sạch sẽ, an toàn và đảm bảo thông thoáng, mát mẻ khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh.
  • Tiêm chủng đầy đủ các vacxin phòng bệnh để tránh được các bệnh viêm nhiễm, bệnh truyền nhiễm, bệnh dại và các căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Đưa chó đi thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm.

Đối với chó đã từng xuất hiện cơn co giật, cách phòng ngừa sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây co giật. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc có tác dụng chống co giật, chống mất máu và các công cụ khác để kiểm soát cơn co giật. Cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, hành vi của chó để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và kịp thời đưa đến phòng khám thú y.

Cho chó uống thuốc chống co giật theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y
Cho chó uống thuốc chống co giật theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y

Xem thêm: cách chăm sóc chó bị sốt tại nhà.

Lời kết

Chó bị co giật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và bạn phải trang bị những kiến thức cơ bản, tâm lý bình tĩnh để kịp thời xử lý. Căn bệnh này bộc phát rất nhanh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ là mối de dọa tính mạng chó. Không nên tự ý cho chó dùng thuốc chống co giật nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *