Chó Schnauzer – Nguồn gốc, đặc điểm và tính cách

Chó Schnauzer hay còn gọi là chó Sục Đức, chó “ông già” đang là thú cưng được săn lùng nhất hiện nay. Đây là giống chó cảnh đẹp có vẻ ngoài lịch lãm, lanh lợi và bản tính sống động luôn mang đến niềm vui cho mọi người. Nếu bạn có ý định rước một chú chó này về nhà, hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Chó Schnauzer hay còn được gọi là chó "ông già"
Chó Schnauzer hay còn được gọi là chó “ông già”

Nguồn gốc chó Schnauzer

Chó Schnauzer là giống chó sục xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 14 có nguồn gốc từ Đức và được nuôi với mục đích đi săn bắt những loại thú nhỏ như chuột. Những năm đầu thế kỷ 17, chúng bắt đầu được nhân giống và dùng để hỗ trợ việc chăn nuôi gia súc lớn.

Đến năm 1880 thế kỷ 19, giống chó này được chính thức công nhận tại Đức và được nước Đức đưa ra bản tiêu chuẩn chó Schnauzer thuần chủng.

Giống chó Schnauzer nằm trong top 3 các giống chó được nuôi phổ biến tại Hoa Kỳ và đứng vị trí thứ 17 những giống chó được nuôi phổ biến trên thế giới.

Đặc điểm ngoại hình chó Schnauzer

Chó Schnauzer sở hữu vẻ ngoài ấn tượng với bộ lông dài, rậm rạp bao quanh mõm trông như bộ râu của những cụ già và bộ lông xoăn tít mềm mại đặc trưng. Thân hình Schnauzer cứng cáp với nhiều kích cỡ tùy vào từng phân loại chó, tứ chi chắc khỏe, bước chân vững chãi, khỏe khoắn.

Chúng có đôi mắt đen tròn tinh anh, đôi tai cụp xuống và vểnh lên khi vui tươi, chiếc mũi đen và chiếc đuôi ngắn luôn dựng thẳng đứng. Bộ lông xoăn có 2 lớp: lớp ngoài dài cứng và không thấm nước, lớp bên trong tơ mềm, thường có 3 màu phổ biến: đen trắng muối tiêu, đen bạc và đen tuyền.

Chó Schnauzer sở hữu vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm
Chó Schnauzer sở hữu vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm

Phân loại chó Schnauzer:

Hiện nay, chó Schnauzer được phân chia làm 3 loại:

  • Miniature Schnauzer: là những chú chó Schnauzer có kích thước nhỏ với cân nặng trung bình từ 5kg-8kg, chiều cao từ 30cm-36cm. Đây là phiên bản được nhiều gia đình chọn nuôi làm thú cưng.
  • Standard Schnauzer: là giống chó Schnauzer thuần chủng của Đức có bộ lông dài, thẳng và cứng. Khi trưởng thành, chúng cao khoảng 47cm-50cm, cân nặng trung bình từ 14kg-20kg. Chúng được nuôi để hổ trợ việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
  • Giant Schnauzer: là những chú chó Schnauzer phiên bản khổng lồ. Chúng được lai tạo giữa giống chó Standard Schnauzer và giống chó chăn cừu Great Danes. Chúng có thể cao tới 70cm, cân nặng trung bình khoảng 40kg khi đến tuổi trưởng thành. Ban đầu, mục đích lai tạo giống chó Giant Schnauzer là để kéo xe và bảo vệ trang trại. Ngày nay, chúng được sử dụng nhiều trong quân đội và cảnh sát để hỗ trợ tìm kiếm dấu vết, cảnh báo nguy hiểm.
Chó Standard Schnauzer là giống chó thuần chủng của Đức
Chó Standard Schnauzer là giống chó thuần chủng của Đức

Tính cách đặc trưng của giống Chó Schnauzer

Giống chó Schnauzer tò mò, khá hiếu động, tinh nghịch, tươi vui và hòa đồng. Chúng thông minh và cũng rất trung thành. Là giống chó săn nên Schnauzer ưa thích chạy nhảy và vận động ngoài trời. Nếu bị gò bó, chúng sẽ cảm thấy buồn chán và dẫn đến tính ương bướng, ngang ngạnh hoặc trầm cảm.

Với bản tính hiền lành và thân thiện, chó Schnauzer thích hợp nuôi để làm bạn với trẻ nhỏ và người cao tuổi. Chúng tình cảm, kiên nhẫn và thích bày trò, làm vui lòng mọi người.  Schnauzer cũng cực kỳ thông minh, chúng học hỏi và tiếp thu rất nhanh khi được dạy bảo. Chúng còn có thể được huấn luyện để hoàn thành một số công việc nhất định như tham gia bảo vệ mùa màng cùng với người nông dân, chúng làm việc không biết mệt mỏi mà lúc nào cũng vui vẻ, hăng hái.

Tuy nhiên, chó Schnauzer có bản tính bảo vệ lãnh thổ cao, chúng cực kỳ bình tĩnh và cảnh giác với người lạ, sủa to cảnh báo và tấn công khi gặp nguy hiểm.

Cách chăm sóc chó Schnauzer

Để chăm sóc chó Schnauzer tốt nhất và giúp chúng phát triển khỏe mạnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng của chó Schnauzer

Chó Schnazer là những chú chó cảnh đẹp năng động, chế độ dinh dưỡng của chúng cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein, vitamin… Tùy thuộc vào độ tuổi và thể trạng của chúng đế áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tuy nhiên, đây là giống chó khá kén ăn và dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nên ăn các loại thực phẩm khô, thức ăn đã nấu chín kỹ, không ăn thức ăn nấu quá lỏng, hàm lượng chất béo cao và hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Chó Schnazer khá kén ăn
Chó Schnazer khá kén ăn

Chăm sóc lông và vệ sinh chó Schnauzer

Giống chó đức Schnauzer sở hữu bộ lông kém và hàng ria mép rậm rạp nên đòi hỏi việc chăm sóc lông phải được thực hiện kỹ lưỡng tránh vi khuẩn và ký sinh gây bệnh trên cơ thể. Chúng cần được chải chuốt, tắm rửa và cắt tỉa lông định kỳ giúp cho bộ lông luôn ở trạng thái đẹp nhất.

Việc chải lông và đánh răng nên thực hiện 2-3 lần/tuần, rửa râu và mép cho chó Schnauzer sau khi ăn. Cắt tỉa móng vuốt 1-2 lần/tháng, vệ sinh tai và mắt sau mỗi khi tắm.

Khi nuôi chó Schnauzer làm thú cưng, người ta thường cạo sạch lông của chúng 2 lần/năm để loại bỏ lông chết và đế phát triển lớp lông mới đều, sạch sẽ hơn.

Đưa chó Schnauzer đến bác sĩ thú y thăm khám nếu da bị viêm loét, viêm da, nổi mẩn đỏ, mắt có ghèn hoặc tiết dịch… Nên tẩy giun, tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Chó Schnauzer cần được tắm rửa thường xuyên
Chó Schnauzer cần được tắm rửa thường xuyên

Điều kiện môi trường sống của chó Schnauzer

Chó Schnauzer là giống chó có khả năng thích nghi cao, chúng có thể sống trong mọi môi trường từ những căn hộ nhỏ chật hẹp đến những khu vườn rộng rãi, bạn không nên nuôi nhốt chúng quá lâu. Mỗi ngày dẫn chó Schnauzer ra ngoài cho chúng thỏa thích vui chơi và chạy nhảy.

Với những ngôi nhà có khu vườn rộng, hãy đảm bảo có tường bao quanh ngăn chó Schnauzer tự ý ra ngoài. Với bản tính tò mò, Schnauzer sẽ đuổi theo một vật gì gây chú ý suốt quãng đường dài và rất dễ quên đường về.

Chó Schnauzer có khả năng thích nghi cao
Chó Schnauzer có khả năng thích nghi cao

Những căn bệnh thường gặp ở chó Schnauzer

Nếu được chăm sóc tốt cùng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng thì chó Schnauzer có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 14 năm. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể mắc phải một số bệnh thường gặp như:

  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm tụy
  • Loạn sản võng mạc
  • Sỏi bàng quang

Khi thấy ở chó Schnauzer có bất kỳ dấu hiệu lạ như mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn,.. thì cần đưa chúng đi khám ngay để phát hiện ra bệnh trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, cần đảm bảo chúng được sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vận động, tập thể dục tối thiểu 45 phút mỗi ngày để chúng có sức đề kháng tốt.

Tìm hiều thêm giống chó nhỏ khác: Chó Poodl trắng

Cách huấn luyện chó Schnauzer

Chó Schnauzer là giống chó thông minh, tiếp thu học hỏi nhanh nên việc huấn luyện chúng không quá khó khăn. Nên huấn luyện Schnauzer từ khi còn nhỏ và lên kế hoạch huấn luyện chi tiết tránh cho chúng lười biếng.

Nên huấn luyện chó Schnauzer từ khi còn nhỏ
Nên huấn luyện chó Schnauzer từ khi còn nhỏ

Việc đầu tiên, bạn cần huấn luyện chó Schnauzer tự đi vệ sinh đúng nơi quy định để giúp giữ vệ sinh cho ngôi nhà của bạn và tiết kiệm thời gian dắt chúng đi vệ sinh. Bài tập này cũng giúp Schnauzer có ý thức và trách nhiệm hơn. Nguyên tắc khi huấn luyện chó Schnauzer đi vệ sinh là lặp đi lặp lại hành động của chó nhiều lần để chúng hình thành phản xạ có điều kiện.

Để huấn luyện chó Schnauzer đi vệ sinh đúng cách, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn nơi cố định cho chó Schnauzer đi vệ sinh, ví dụ tờ báo.
  • Dùng mùi hương dẫn dụ hoặc vật chó Schnauzer thích đặt trực tiếp lên tờ báo.
  • Dẫn chó Schnauzer tới nơi có tờ báo, đặt chúng lên tờ báo mỗi khi chúng muốn đi vệ sinh.
  • Lặp lại thói quen này nhiều lần trong vòng 1 tuần hoặc hơn để mỗi khi muốn đi vệ sinh, chó Schnauzer sẽ hình thành ý nghĩ đi tìm nơi có tờ báo.
  • Dịch chuyển tờ báo đến nơi chính xác chó Schnauzer cần đi vệ sinh. Khi chúng đã tạo được thói quen đi vệ sinh ở nơi có tờ báo thì giảm dần số lượng tờ báo. Dần dần, chúng sẽ tự đi vệ sinh ở đúng nơi quy định mà không cần đến có tờ báo.

Nếu bắt gặp trường hợp chó Schnauzer đi vệ sinh không đúng nơi quy định, hãy la mắng nhẹ nhàng, có thể đánh nhẹ vào mông để nhắc cho chúng nhớ không tái phạm. Nếu chó Schnauzer thực hiện đúng, hãy khen ngợi chúng.

Đồng thời, bạn nên huấn luyện chó Schnauzer thực hiện các bài tập cơ bản. Chuẩn bị cho chúng một tâm lý thật thoải mái, thiết kế bài tập và huấn luyện chúng bất cứ lúc nào bạn rãnh. Trong quá trình huấn luyện, bạn cần kiên trì và nhẫn nại. Nếu chúng lười biếng, nũng nịu không chịu tập, bạn cần phải cứng rắn để chúng hoàn thành bài tập. Khen ngợi khi Schnauzer hoàn thành tốt bài huấn luyện, giúp chúng có động lực tập tiếp những buổi tập tiếp theo.

Xem thêm: chó rottweiler dòng đại

Giá bán chó Schnauzer tham khảo

Ở Việt Nam, giống chó Miniature Schnauzer được nuôi phổ biến và có mức giá trung bình từ 3 triệu đồng/con đến 5 triệu đồng/con, đây là những giống chó Schnauzer được lai tạo với chó Poodle, chó Bắc Kinh hoặc chó Phốc sóc.

Giống chó Miniature Schnauzer được ưa chuộng ở Việt Nam
Giống chó Miniature Schnauzer được ưa chuộng ở Việt Nam

Đối với dòng chó Schnauzer thuần chủng, mức giá sẽ chia theo nhiều phân khúc và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, ngoại hình, giới tính, tính cách, nguồn gen, độ thuần chủng…

  • Chó Schnauzer thuần chủng nhân giống tại Việt Nam có mức giá từ 20 triệu – 25 triệu đồng/con.
  • Chó Schnauzer sinh sản tại Việt Nam có bố mẹ nhập khẩu, giá bán từ 30 triệu – 40 triệu đồng/con.
  • Chó Schnauzer thuần chủng nhập khẩu Thái Lan, giá bán trên 60 triệu đồng/con.
  • Chó Schnauzer thuần chủng nhập khẩu Châu Âu, giá bán trên 80 triệu đồng/con.

Những chú chó Schnauzer cái có khả năng sinh sản thông thường giá bán sẽ cao hơn chó Schnauzer đực. Những chó Schnauzer có màu lông lạ, đẹp mắt, có giấy tờ khai sinh, lịch sử lai giống rõ ràng và được nuôi trong môi trường đặc biệt cũng là yếu tố quyết định giá bán tương đối cao.

Ngoại hình chó Schnauzer toát lên vẻ sang trọng
Ngoại hình chó Schnauzer toát lên vẻ sang trọng

Lời kết

Chó Schnauzer được đánh giá là giống chó sục lanh lợi có ngoại hình đẹp mắt và sang trọng. Chúng rất dễ mến và là bạn đồng hành luôn tràn đầy năng lượng tươi vui, chúng cảnh giác nhưng không hiếu chiến, rất bình tĩnh và thông minh nên có khả năng trông giữ nhà cực tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *