Chó bị đau mắt: nguyên nhân và cách điều trị nhanh tại nhà

Chó bị đau mắt là một dấu hiệu nghiêm trọng liên quan đến các bệnh về mắt. Vậy nguyên nhân nào khiến mắt chó bị đau? Điều trị tại nhà bằng cách nào cho hiệu quả? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chó bị đau mắt do nguyên nhân nào?
Chó bị đau mắt do nguyên nhân nào?

Dấu hiệu nhận biết chó bị đau mắt

Chăm sóc một chú chó khỏe mạnh toàn diện với đôi mắt sáng không hề khó. Bạn cần quan sát chúng thường xuyên, để ý một số biểu hiện của chúng để có thể nhận biết chó bị đau mắt. Khi thấy chó một số dấu hiệu dưới đây, bạn nên theo dõi và có biện pháp điều trị kịp thời:

  • Mắt chó xuất hiện nhiều gỉ mắt và không mở được.
  • Chó chảy nước mắt hoặc dịch nhầy.
  • Mắt chó đục và dần chuyển màu.
  • Nước mắt chó chảy kéo dài khiến lông bị đổi màu.
  • Mí mắt chó nhăn và nháy liên tục.
  • Mắt chó sưng đỏ hoặc tím.
  • Chó liên tục gãi, chùi, cào vào mắt.
Dấu hiệu nhận biết mắt chó bị đau
Dấu hiệu nhận biết mắt chó bị đau

Chó bị đau mắt do nguyên nhân nào?

Chó bị đau mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Mắt chó bị đau do các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên là nguyên nhân phổ biến nhất khiến chó bị đau mắt. Ví dụ như: lông rụng, lông mi mọc sai hướng, bụi bám vào mắt… khiến mắt chó bị ngứa. Hiện tượng này bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mắt của chó bằng nước muối sinh lý.

Chó bị nhiễm trùng mắt

Khi chó sống trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh hoặc ưa thích nghịch bẩn, chúng sẽ bị các loại ký sinh trùng tấn, virus, vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào mắt. Lúc này, chó thường dùng chân để gãi và vô tình gây ra những vết thương xung quanh mắt. Từ đó dẫn đến tình trạng mắt chó bị đau, gây đỏ và sưng.

Mặt khác, mắt chó bị nhiễm trùng có thể dẫn đến các loại bệnh về mắt như: viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt…

Chó bị đau mắt do chấn thương

Trong quá trình chạy nhảy, chó có thể bị va chạm, cọ xát hoặc gây gổ với các vật nuôi khác sẽ dẫn đến chấn thương mắt. Khi đó, mắt sẽ bị tổn thương giác mạc. Chó khó chịu sẽ gãi mạnh gây ảnh hưởng đến các cấu trúc khác của mắt.

Mắt chó bị đau, sưng đỏ
Mắt chó bị đau, sưng đỏ

Khô giác mạc khiến mắt chó bị đau

Bệnh khô giác mạc thường gặp phải ở những giống chó nhỏ mắt lồi. Do cấu tạo mắt không khép kín khi ngủ, cơ thể không sản sinh đủ nước làm ướt mắt, giác mạc bị khô và có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

Những giống chó khác bị khô giác mạc thường do hệ miễn dịch kém, bị viêm tuyến lệ hoặc biến chứng của một số căn bệnh khác như: tiểu đường, Care.

Mắt chó bị đau do bệnh lý

Rối loạn nội tiết, yếu tố di truyền hoặc lão hóa có thể là nguyên nhân bệnh lý khiến mắt chó bị đau. Một số bệnh lý thường gặp: lông mi quặm, lật mí, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm nhãn cầu…

Lúc này, mắt chó sẽ đục màu hơn bình thường, mắt bị ké màng, sưng mủ và suy giảm thị lực. Cần đưa chó đến ngay bác sĩ thú y để được thăm khám kịp thời.

Mắt chó có khối u

Khi mắt chó xuất hiện các cục u nhỏ, mộng mắt sẽ làm cho chó có cảm giác ngứa. Hầu hết đây đều là những khối u lành tính cần được phẫu thuật để loại bỏ.

Thường xuyên vệ sinh mắt cho chó
Thường xuyên vệ sinh mắt cho chó

Cách điều trị đau mắt cho chó tại nhà

Mỗi giống chó có xu hướng mắc các bệnh về mắt khác nhau. Và mỗi căn bệnh đều có những nguyên nhân và hướng điều trị khác nhau. Nhưng khi mắt bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của chó.

Đối với chó bị khô giác mạc, nên dùng nước mắt nhân tạo để giữ cho đôi mắt chúng luôn ẩm ướt. Dung dịch nước mắt nhân tạo là chất xúc tác giúp bôi trơn, dưỡng ẩm cho mắt. Giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng và khô mắt khi cơ thể chó tiết ra ít nước mắt.

Đối với chó bị bệnh mắt ở thể trạng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:

  • Cắt tỉa gọn gàng phần lông xung quanh mắt, vệ sinh mắt chó bằng bông gòn nhúng nước ấm, lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài.
  • Nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày và theo dõi thường xuyên.

Trong trường hợp chó bị đau mắt lâu khỏi hoặc ở thể trạng nặng như mắt sưng đỏ hoặc có dấu hiệu xuất huyết ở mắt. Hãy nhanh chóng đưa chó đến ngay phòng khám thú y để được chuẩn đoán chính xác. Thông thường, chó sẽ được kê các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh Terramycin và Gentamicin để điều trị Quá trình chữa bệnh mắt có thể kéo dài 2-3 tháng tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của chó. Nếu mắt chó có có màng đục, sưng mủ sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật để mắt không bị mù lòa.

Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của chó đúng cách
Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của chó đúng cách

Các biện pháp phòng ngừa chó bị đau mắt

Để phòng ngừa chó bị đau mắt, cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Cung cấp cho chó môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
  • Hạn chế tối đa các vật dụng có thể làm tổn thương mắt chó khi chúng vận động.
  • Cho chúng ra ngoài trời dạo chơi ít nhất 30 phút/ngày cùng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Kiểm tra và vệ sinh mắt thường xuyên sau mỗi lần tắm xong. Loại bỏ các dịch nhầy, gỉ mắt cho chó.
  • Tránh để chó tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: hóa chất, môi trường bụi bặm, thức ăn bẩn,.
  • Tiêm phòng đủ các loại vacxin phòng bệnh và thăm khám mắt theo định kỳ.
Dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y
Dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y

Xem thêm: cách chăm sóc chó bị chảy máu mũi

Lời kết

Chăm sóc đúng cách để đôi mắt chó luôn sáng và khỏe mạnh. Chó bị đau mắt cần được theo dõi kỹ và tìm phương pháp điều trị kịp thời vì nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm không mong muốn khác. Không nên tự ý dùng kháng sinh khi mắt chó bị đau, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ thú y để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *